Ngoại Thương Là Gì? Tốt Nghiệp Ngành Ngoại Thương Làm Nghề Gì?

Trong số những ngành học thu hút giới trẻ ứng tuyển nhiều nhất hiện nay chắc hẳn không thể không kể đến ngành ngoại thương. Một trong những lí do ngành này được nhiều người lựa chọn đó chính là tiềm năng về đầu ra của ngành sau khi tốt nghiệp. Đây có thể nói là một trong những ngành học có lựa chọn nghề nghiệp đa dạng nhất và cũng thuộc nhóm ngành nghề có mức thu nhập từ khá cao tới cao ở Việt Nam hiện nay.

  1. Ngoại thương là gì?

Theo kinh tế học thì ngoại thương là hoạt động trao đổi và buôn bán hàng hóa ngang bằng giá giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, ngoài hàng hóa ra thì ngoại thương còn bao gồm việc giao lưu, truyền bá và gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc trên cơ sở học hỏi kinh nghiệm của từng quốc gia tới bạn bè quốc tế.

Giải thích theo cách dễ hiểu hơn thì bất cứ hoạt động kinh tế hay giao lưu văn hóa nào vượt ra khỏi ranh giới của một đất nước thì có thể gọi đó là ngoại thương. Ngoại thương tồn tại theo nhiều hình khác nhau như: chuyển khẩu, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu…

  • Đặc điểm của ngoại thương

Dù tồn tại theo hình thức nào thì các hoạt động ngoại thương đều có những đặc điểm chung sau:

– Các sản phẩm ngoại thương luôn có tốc độ tăng tưởng nhanh hơn các sản phẩm thương mại nội địa gấp nhiều lần.

– Dòng sản phẩm vô hình phát triển nhanh và mạnh hơn dòng sản phẩm hữu hình.

–  Cơ cấu mặt hàng có sự biến đổi rõ rệt.

– Phạm vi và phương thức cạnh tranh giữa các bên tham gia hoạt động ngoại thương vô cùng đa dạng. Ví dụ như chỉ đơn giản là khác biệt về bao bì, giá thành hay hình thức vận chuyển cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn.

– Những sản phẩm được ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại có sức tiêu thụ cao hơn gấp nhiều lần những sản phẩm được làm theo phương thức truyền thống.

3. Vai trò của ngoại thương là gì?

Ngoại thương đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Những vai trò chính của ngoại thương có thể kể đến như:

– Góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

– Tác động lớn đến việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ảnh hưởng tích cực đến việc thay đổi cơ cấu kinh tế trong nước.

– Hoạt động ngoại thương vững mạnh sẽ góp phần điều tiết tỷ giá cũng như kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Điều này giúp cho nền kinh tế quốc gia được ổn định dài lâu.

– Tạo việc làm cho người lao động trong nước thông qua các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Điều này cũng chứng tỏ hoạt động ngoại thương đã phần nào giảm bớt gánh nặng việc làm cho nền kinh tế nước nhà.

  • Ngành ngoại thương được học những gì?

Ngoài những môn học đại cương chung của hầu hết các ngành học ra, khi là sinh viên ngành ngoại thương, bạn sẽ được đào tạo từ cơ bản đến nâng cao những môn học liên quan nhiều đến thương mại quốc tế như Luật kinh doanh, Kinh tế quốc tế, Xuất nhập khẩu, Tài chính quốc tế… Không chỉ vậy, bạn sẽ thường xuyên được thực hành những kỹ năng như đàm phán mua – bán hàng hóa, thẩm định hợp đồng kinh doanh, dự báo và giải quyết rủi ro hay phân phối hàng hóa xuất – nhập khẩu…  

  • Tốt nghiệp ngành Ngoại thương ra làm gì? 

Có thể nói ngoại thương là ngành học gần như đảm bảo đầu ra cho sinh viên với nghề nghiệp liên quan rất đa dạng cũng như mức lương dành cho tân sinh viên ngành này hoàn toàn có khả năng bắt đầu từ khá đến cao, miễn là bạn thực sự chuyên tâm học tập. Sau đây là một số nghề nghiệp tiêu biểu dành cho sinh viên tốt nghiệp ngành ngoại thương bạn có thể tham khảo.

1. Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu

Nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu là người nghiên cứu và hoạch định chiến lược nhằm mở rộng thị trường cho công ty. Ngoài ra, tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng, thương lượng và ký kết hợp đồng cũng là nhiệm vụ chính của vị trí này. Với công việc này, thông thường phần lớn thu nhập hàng tháng của bạn sẽ đến từ hoa hồng của các hợp đồng mà bạn mang về cho công ty.

2. Nhân viên Logistic

Thứ hạng tăng trưởng của ngành Logistic ở Việt Nam trong một vài năm trở lại đây đang ở mức vô cùng cao. Mức lương hoàn toàn xứng đánh cộng thêm cơ hội thăng tiến cao chính là lí do nghề này khắc nghiệt hơn đa số những nghề khác.

Một nhân viên Logistic sẽ có các nhiệm vụ chính như sau:

– Thực hiện lệnh sản xuất trên phần mềm xuất nhập khẩu.

– Theo dõi tiến độ sản xuất hàng hóa tại nhà máy, công xưởng.

– Lên kế hoạch đóng gói và xuất hàng.

– Đàm phán về giá cả, thời gian, điều kiện chuyên chở với các đối tác cung cấp dịch vụ vận chuyển.

– Giám sát các lô hàng và xử lý phát sinh trong quá trình vận chuyển các lô hàng.

3. Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu 

Đây là công việc khá đặc thù do tính chất liên quan trực tiếp đến giấy tờ, thông tin và số liệu. Để có thể làm việc ở vị trí này, bạn chắc chắn phải là người tỉ mỉ, cẩn thận đồng thời có khả năng tập trung cao độ khi làm việc.  Là một nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu, bạn sẽ:

 – Liên hệ với hãng tàu để lên lịch vận chuyển dựa trên hóa đơn từ khách hàng;

– Soạn thảo và thực hiện thanh toán hợp đồng, hóa đơn, các loại giấy tờ chuyên biệt.

– Kiểm tra và quản lý các chi phí.

– Xin giấy kiểm định từ cơ quan chức năng đối với các loại hàng hóa đặc biệt.

– Chuẩn bị, lưu trữ và quản lý hồ sơ, chứng từ về hàng hóa cần vận chuyển. 

4. Nhân viên xuất nhập khẩu thuộc bộ phận mua hàng

Nhân viên thuộc bộ phận mua hàng sẽ chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ xuất nhập khẩu của các đối tác cung ứng hàng hóa cho công ty. Sau đó, bạn phải theo dõi tình trạng thanh toán chi phí cho mỗi lô hàng thông quan, cập nhập quá trình chuyển hàng và ghi chú chính xác thông tin ngày giờ hàng về đến kho. Công việc này sẽ phù hợp cho người có tính cách năng nổ, nhanh nhẹn đồng thời cũng phải là người có khả năng tính toán, sắp xếp khối lượng công việc lớn.

  • Làm giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng

Nếu bạn có hứng thú với việc giảng dạy và truyền đạt kiến thức thì việc học lên cao học sau đó ứng tuyển làm giảng viên cho các trường Đại học hay Cao đẳng là điều hoàn toàn có thể. Công việc này sẽ phù hợp với những người có tính kiên nhẫn và không thích làm việc ở môi trường công sở cạnh tranh. 

Ngoại thương là một ngành học mang đến cơ hội việc làm rất lớn, chính vì thế mà tỉ lệ cạnh tranh cũng vô cùng cao. Một khi đã chọn theo đuổi ngành học này thì bạn cần dồn hết sức vào học tập để có thể gặt hái được nhiều thành công như mong đợi. Ngoại ngữ cũng là một kĩ năng cực kì quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm khi học ngoại thương. Hy vọng bài viết trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ Ngoại thương là gì và định hướng được con đường học tập và nghề nghiệp trong tương lai của mình. Chúc các bạn thành công!

Procurement Manager là gì? Những tố chất của một procurement manager chuyên nghiệp

Đối với các doanh nghiệp hoặc công ty hiện nay, procurement manager là một vị trí không thể thiếu trong bộ máy vận hành của công ty. Vậy Procurement manager là gì? Công việc của vị trí này bao gồm những gì? Và để trở thành một procurement manager chuyên nghiệp, bạn cần có những phẩm chất gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

  • Procurement Manager là gì?

Procurement manager dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Người quản lý thu mua, hay gọi một cách dễ hiểu hơn là Quản lý mua hàng. Đây là người sẽ giám sát nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào nhằm đảm bảo cho quy trình sản xuất của một doanh nghiệp. Tuy nhiên, Quản lý mua hàng không chỉ đơn thuần là theo dõi việc mua hàng của công ty, họ còn là người đứng ra thương lượng giá cả với bên đối tác, quản lý tiền chi ra để mua nguyên vật liệu hay trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất nữa.

Bên cạnh đó, quản lý mua hàng còn là người đánh giá nhà cung cấp, xem xét và kiểm tra chất lượng sản phẩm, theo dõi quá trình giao hàng. Chính vì thế mà đây là một vị trí vô cùng quan trọng và có thể nói là đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của một công ty.

  • Công việc của Procurement Manager là gì?

 Đã làm việc ở vị trí quản lý thì đương nhiên công việc cũng không thể nào cố định. Một người quản lý thu mua giỏi không phải là người sếp bảo gì làm nấy mà sẽ phải linh hoạt và ứng biến tùy theo tình hình công việc. Tuy nhiên, dựa trên thực tế chúng ta vẫn có thể tóm gọn công việc chính của một procurement manager sẽ bao gồm:

– Xây dựng kế hoạch mua hàng cho công ty

– Đề xuất những chiến lược lâu dài

– Đảm bảo hoạt động mua hàng cho công ty được duy trì ổn định;

– Tìm kiếm các nguồn hàng mới từ những nhà cung cấp khác nhau, sao cho tiết kiệm chi phí cho công ty nhất bằng cách phỏng vấn, tới thăm các nhà máy và trung tâm phân phối.

– Thu thập thông tin, số liệu để đánh giá hiệu quả của các nhà cung ứng trên thị trường. Dựa vào đó để lựa chọn bên cung cấp hàng phù hợp.

– Thương lượng với nhà cung cấp về giá cả, điều kiện và những yếu tố liên quan của nguồn nguyên vật liệu.

– Đại diện công ty đàm phán các điều khoản và ký kết hợp đồng mua hàng.

– Lên kế hoạch và tổ chức các buổi đấu thầu để chọn nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của công ty.

 – Căn cứ vào hợp đồng đã ký kết để giám sát, kiểm tra số lượng và chất lượng nguồn hàng cũng như thời gian giao hàng từ bên đối tác.

– Khiếu nại hoặc yêu cầu bồi thường trong quá trình cung ứng xảy ra sai sót từ phía đối tác.

– Kiểm kê và quản lý hàng tồn kho, đảm bảo quá trình sản xuất không bị gián đoạn do thiếu hụt hay ứ đọng nguyên vật liệu.

  • Những tố chất cần có của Procurement Manager là gì?

Chỉ cần dựa vào danh sách công việc phía trên cũng đủ hiểu rằng để trở thành một Procurement Manager giỏi không phải là việc đơn giản. Người làm ở vị trí này phải là người hội tụ được nhiều kỹ năng và biết cách sử dụng chúng cùng một lúc.  

Kỹ năng thương lượng 

Đây là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất đối với một người quản lý mua hàng. Khả năng đàm phán được giá tốt càng cao thì càng thể hiện bạn là một người quản lý giỏi trong mắt lãnh đạo công ty.

Kỹ năng quản lý tài chính

Ngân sách của công ty không phải là vô hạn, chính vì vậy quản lý thu mua phải là người có khả năng quản lý tài chính, biết phân chia ngân sách hiện có tương ứng với khối lượng nguồn hàng cần mua vào. Bạn phải cân đo đong đếm nguồn tiền sao cho không chỉ đảm bảo được quá trình sản xuất của công ty được ổn định mà còn phải gia tăng lợi nhuận nếu có thể.  

Kỹ năng quản lý rủi ro

Tất nhiên trong quá trình làm việc không thể không bao giờ xảy ra sai sót hay sự cố, điều quan trọng là ở vị trí một người quản lý, bạn phải biết cách ứng phó nhanh nhất, hiệu quả nhất. Không chỉ vậy, bạn còn phải có khả năng dự đoán các rủi ro có thể diễn ra để ngăn chặn hay đưa ra những phương án dự phòng.

Kỹ năng lãnh đạo

Procurement Manager dĩ nhiên không phải là người duy nhất sẽ lo từ A đến Z toàn bộ quy trình chi tiết trong hoạt động thu mua. Chính vì thế mà việc điều phối nhân sự sao cho công việc được diễn ra trôi chảy và hiệu quả là vô cùng quan trọng đối với một người quản lý. Bạn càng giỏi trong việc kết nối và tương tác với nhân viên thì công việc sẽ càng thuận lợi. Cũng có thể nói rằng đây là một kỹ năng mềm mà bất cứ quản lý thu mua nào đều nên học hỏi và trau dồi.

Kỹ năng phân tích thị trường

Nắm bắt được xu hướng thị trường sẽ một điểm mạnh rất lớn trong việc thương lượng giá cả với nhà cung cấp. Người quản lý có khả năng cập nhật và phân tích thị trường chắc chắn sẽ là người đưa ra các quyết định thu mua hợp lí và mang về lợi nhuận cho công ty.

Như vậy, để có thể trở thành một Procurement manager hoàn toàn không đơn giản, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế quốc gia đang phát triển với tốc độ chóng mặt như hiện nay. Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn phần nào có được cái nhìn tổng quan cũng như định hướng về vị trí Procurement manager đầy thử thách này.