Trưởng phòng tiếng Anh là gì? Nhiệm vụ chính của trưởng phòng là gì?

Nếu bạn đã đi làm trong môi trường công sở chắc hẳn không ít lần phải sử dụng đến tiếng Anh trong giao tiếp công việc hàng ngày, đặc biệt nếu bạn đang làm cho những công ty nước ngoài thì vốn từ vựng tiếng Anh công sở chắc chắn không thể thiếu. Hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một số vị trí trưởng phòng trong công ty nhé.

  1. Trưởng phòng tiếng Anh là gì?

Thực chất tùy theo cơ cấu tổ chức của từng công ty mà trong bộ máy sẽ có rất nhiều vị trí trưởng phòng khác nhau. Ví dụ như trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng hành chính, trưởng phòng nhân sự… Tuy nhiên, chung quy lại chức danh trưởng phòng có thể được gọi bằng từ Head of Department, Chief of Department hoặc Department Manager.

  • Trưởng phòng là gì?

Trong công ty, trưởng phòng là người có nhiệm vụ tổ chức, kiểm soát việc vận hành hoạt động của các đơn vị, phòng ban thuộc quyền quản lý của người đó. Không chỉ vậy, trưởng phòng còn có nhiệm vụ phân công, giám sát và điều chỉnh công việc của riêng một bộ phận nhất định.

Ngoài ra, trưởng phòng còn là người sẽ chịu trách nhiệm trước ban lãnh đạo cấp cao cho mọi hoạt động của phòng ban mà người đó quản lý. Cũng có thể nói rằng, trưởng phòng chính là đầu tàu không thể thiếu trong mô hình làm việc của mỗi bộ phận.

3. Mô tả công việc của một số vị trí trưởng phòng tiêu biểu

3.1 Trưởng phòng nhân sự

Trưởng phòng nhân sự tiếng Anh là Personnel manager, là người sẽ quản lý toàn bộ hoạt động liên quan tới nhân sự của công ty. Công việc cụ thể của trưởng phòng nhân sự sẽ bao gồm:

  • Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc kế hoạch tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tùy theo nhu cầu của công ty.
  • Xây dựng chính sách phát triển nghề nghiệp cho nhân viên công ty.
  • Lập ngân sách nhân sự.
  • Xây dựng và tham mưu cho ban giám đốc quy chế lương, thưởng cũng như các phúc lợi nhằm khuyến khích người lao động làm việc, thực hiện các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật.
  • Xây dựng kế hoạch và tổ chức, giám sát việc thực hiện về an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
  • Tham mưu cho BGĐ về việc xây dựng cơ cấu tổ chức, điều hành cũng như công tác hành chính của công ty.
  • Là cầu nối giữa ban giám đốc và người lao động, hỗ trợ đưa ý kiến của nhân viên lên cấp trên cũng như truyền đạt thông tin từ ban lãnh đạo tới nhân viên.

3.2 Trưởng phòng kinh doanh

Trưởng phòng kinh doanh tiếng Anh là Sales manager. Họ có nhiệm vụ điều phối và quản lí đội ngũ kinh doanh của công ty nhằm đạt được doanh số mà công ty đề ra trong kế hoạch phát triển. Những công việc chính của trưởng phòng kinh doanh có thể kể đến như:

  • Quản lý, đào tạo đội ngũ nhân viên kinh doanh hoạt động nhằm đạt doanh số và mức tăng trưởng mà công ty đưa ra.
  • Triển khai chiến lược kinh doanh giúp mở rộng đối tượng khách hàng tiềm năng cho công ty.
  • Theo dõi và đưa ra phương hướng phù hợp để nâng cao hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân viên kinh doanh.
  • Xây dựng và phát triển cho công ty các mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
  • Tìm ra những điểm đã lỗi thời, cập nhật thêm xu hướng mới từ thị trường để xây dựng và tối ưu hóa quy trình bán hàng.
  • Báo cáo kết quả kinh doanh theo định kì tháng, quý, năm. Tổng kết và đưa ra dự báo trước ban quản trị.
  • Cập nhật những biến động của thị trường cũng như tình hình đối thủ để xác định các đối tượng khách hàng tiềm năng.

3.3 Trưởng phòng đào tạo

Trưởng phòng đào tạo trong tiếng Anh là Training Manager. Trưởng phòng đào tạo sẽ là người trực tiếp hoặc gián tiếp tổ chức các chương trình đào tạo, tập huấn cho nhân viên trong một doanh nghiệp hay công ty tùy theo quy mô từng công ty. Công việc của trưởng phòng đào tạo bao gồm:

  • Xây dựng các chương trình đào tạo mới tùy theo nhu cầu công ty. Có thể là chương trình phát triển kỹ năng mới, bổ sung và nâng cao những kiến thức cũ, cập nhật những ứng dụng của công nghệ trong hoạt động của công ty…
  • Tổ chức thực hiện chương trình đào tạo cho cả nhân viên cũ và mới để củng cố và nâng cao năng lực nghiệp vụ.
  • Phê duyệt những tài liệu tập huấn, các bài phát biểu, bài kiểm tra đầu vào đầu ra đối với nhân viên để tìm ra các điểm chưa phù hợp cần sửa đổi.
  • Đảm bảo công tác hậu cần của những chương trình đào tạo được chuẩn bị kỹ càng về tài liệu, thiết bị, máy móc, dụng cụ…
  • Thảo luận với ban lãnh đạo để tìm ra những điểm bất cập trong chương trình đào tạo, từ đó đề xuất phương án thay đổi để phù hợp hơn với từng bộ phận.

Như vậy, bài viết trên đây ngoài việc giải đáp cho bạn đọc Trưởng phòng tiếng Anh là gì thì cũng đã đưa ra một vài ví dụ về những vị trí trưởng phòng phổ biến trong mô hình các công ty, doanh nghiệp hiện nay cũng như từng nhiệm vụ khác nhau của họ. Mong rằng bạn đã có thêm được những kiến thức hữu ích qua bài viết này.