Game Designer là gì? Cơ hội và thách thức cho nghề Game Designer

Không khó để nhận thấy vị thế của ngành công nghiệp Game đang ngày một lớn mạnh và phát triển vượt bậc trong những năm gần đây. Và đối với giới trẻ thì đây chắc chắn là một vùng đất màu mỡ sẵn sàng chào đón các bạn sau khi tốt nghiệp. Có rất nhiều công việc liên quan đến lĩnh vực game nhưng Game Designer chắc chắn là một trong những vị trí “hot” nhất cũng như thu hút được nhiều nhân lực đầu quân vào nhất. Vậy Game Designer là gì?

  1.  Game Designer là gì?

Cũng giống như Designer là nhà thiết kế thì tương tự như vậy, Game designer chính là người lên ý tưởng thiết kế về gần như tất cả mọi mặt của một trò chơi. Những thành phần đó có thể bao gồm tên của game, thể loại game, nội dung game – rất nhiều game hiện nay còn có cả cốt truyện xuyên suốt quá trình trải nghiệm game của người chơi, cách chơi và nhân vật trong game…

Game designer không những phải có kiến thức về thiết kế đồ họa mà còn phải biết về lập trình, dù có thể không phải chuyên gia. Lý do là vì họ không chỉ đơn thuần thiết kế game mà họ còn là người tìm ra ưu điểm, nhược điểm của game để chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn.

  • Công việc chính của Game designer

Thông thường những công việc liên quan đến sáng tạo nghệ thuật sẽ rất ít khi có mô tả nhiệm vụ cụ thể. Game designer cũng vậy, tuy nhiên chúng ta vẫn có thể tóm tắt những nhiệm vụ chính của một Game designer như sau:

  • Sáng tạo cốt truyện, kịch bản, hội thoại, cắt cảnh và nhân vật.
  • Thiết kế gameplay (lối chơi game): Chính là việc thiết lập những quy luật và nhân tố ảnh hưởng tới lối chơi game như vũ khí, nhân vật…
  • Thiết kế tính năng trong game.
  • Thiết kế cấu trúc, nội dung của các level (cấp độ), tutorial (hướng dẫn), phần thưởng và điểm số.
  • Viết và chỉnh sửa tài liệu về thiết kế game để sau khi game được định hình, người thiết kế game cũng sẽ là người điều chỉnh lại mọi yếu tố tuân theo đúng tài liệu đã đưa ra trước đó.
  • Cơ hội và thách thức của nghề Game Designer là gì?
    • Cơ hội rộng mở

Game designer là công việc đòi hỏi người làm nghề này phải thực sự có kiến thức rộng và sâu không chỉ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, lập trình phần mềm mà còn cả thiết kế đồ họa và sáng tạo nội dung. Đổi lại, Có rất nhiều vị trí dành cho một Game designer mà bạn có thể lựa chọn như:

+ Game writer

+ Storyline developer

+ Game artist

+ Content designer

+ Programmer/ System designer

+ Level designer

+ User interface designer

+ Lead designer

+ Creative director 

Với cơ hội nghề nghiệp rộng mở như vậy thì việc mọi người đua nhau tham gia ngành công nghiệp này là điều vô cùng dễ hiểu. Chưa kể đến mức lương và phúc lợi dành cho những vị trí trên vô cùng hấp dẫn. Đương nhiên, đi đôi với mức lương “trên trời” thì những người làm nghề này cũng phải có trình độ vô cùng xuất sắc.

Thêm vào đó, môi trường làm việc vô cùng thoải mái, đầy tính sáng tạo cùng với cơ hội phát triển đa ngành khi làm việc cho các công ty game cũng là yếu tố hàng đầu thu hút hàng nghìn người tham gia vào ngành công nghiệp này hiện nay.

3.2 Thách thức không ít

Đương nhiên, không có gì là tự nhiên đạt được cả. Để giành được vị trí Game designer cho những công ty hàng đầu, bạn phải trang bị cho mình rất nhiều kiến thức cũng như kĩ năng chuyên môn. Là một Game designer, bạn phải vừa có sự mơ mộng nhưng cũng vừa phải có một cái đầu thực tế. Đặc biệt, người thiết kế game phải là người nắm bắt được xu hướng và tâm lý người chơi, hiểu được yếu tố nào trong game có thể thu hút được họ để từ đó, kết hợp lại và đưa ra một bản trò chơi hoàn chỉnh nhất, đem lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời nhất có thể cho người chơi.

Những phần việc bao gồm biên tập, dựng chuyển động, lập trình, kiến thức mỹ thuật, minh họa, kỹ thuật phần mềm và âm thanh… là tất cả những gì một Game Designer phải hiểu và nắm bắt để có thể tạo ra một sản phẩm game chạy trơn tru đúng như dự tính.

  • Kỹ năng cần có của Game Designer là gì?

Kiến thức cơ bản

Kiến thức căn bản là điều bắt buộc mỗi Game Designer phải nắm vững nếu muốn trở nên chuyên nghiệp. Có rất nhiều những phần mềm chuyên dụng như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Quark Express hay Adobe InDesign, Flash… mà bạn có thể tự học để có được kiến thức nền tảng.

Sáng tạo – Phong cách

Ở trong ngành công nghiệp game ganh đua vô cùng gay gắt và khắc nghiệt như hiện nay thì sự sáng tạo là một yêu cầu không thể thiếu với bất cứ Game designer nào. Chỉ những tựa game nào sáng tạo nhất, thu hút với lối chơi độc đáo nhất và tạo được ấn tượng sâu đậm cho người chơi thì mới có thể chiếm lĩnh thị trường.

Hơn thế nữa, một tựa game hay không chỉ cần đồ họa bắt mắt mà còn phải là tựa game có thể giúp người chơi phát triển và luyện tập nhiều kĩ năng trong quá trình chơi game đó.

Quan sát tỉ mỉ từng chi tiết

Chân thật và sống động là 2 yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút và giữ chân người chơi ở lại. Từng chi tiết dù là nhỏ nhất cũng cần được thiết kế và tính toán vô cùng cẩn thận. Đó là lí do vì sao chỉ những người tỉ mỉ mới có thể trở thành Game designer xuất sắc.

Kỹ năng thiết kế

Thiết kế ở đây có thể bao quát rất nhiều kỹ năng như lập trình, đồ họa hay thiết kế UI (User Interface: giao diện đối với người dùng). Và trong đó thì lập trình chính là kỹ năng quan trọng và cần thiết nhất.

Ngoài ra, khi chọn nghề này bạn sẽ phải làm việc nhóm với rất nhiều người, đồng nghĩa với đó là bạn phải có khả năng hợp tác, hỗ trợ và trao đổi ý tưởng để công việc có thể đạt hiệu quả cao nhất vì Game Designer không phải nghề dành cho cá nhân.

Nếu bạn thực sự có niềm đam mê mãnh liệt với Game và muốn được là một phần trong ngành công nghiệp tỷ đô này thì bạn nên suy nghĩ nghiêm túc về định hướng để theo học nghề Game Designer. Chỉ khi bạn đam mê, bạn mới có thể coi công việc hàng ngày là niềm vui để từ đó, cố gắng phát triển bản thân hơn mỗi ngày trên con đường kiến tạo đứa con tinh thần của mình. Chúc cho bạn có thể sống đúng với đam mê của mình trong tương lai.