CBM Là Gì? Hướng Dẫn Tính CBM Chuẩn Trong Xuất Nhập Khẩu

Xuất nhập khẩu hiện đang là ngành nghề có xu hướng phát triển rất mạnh ở Việt Nam trong tương lai. Nếu bạn đang có hứng thú với lĩnh vực này thì chắc chắn bạn nên bắt đầu từ việc tìm hiểu những thuật ngữ chuyên dụng trong ngành. Và CBM chắc chắn là một trong số những thuật ngữ phổ biến nhất trong vận chuyển quốc tế. Vậy bạn đã biết CBM là gì và cách ứng dụng CBM trong thực tế ra sao chưa?

  • Thuật ngữ CBM là gì?

CBM là từ viết tắt của Cubic meter, là đơn vị để tính mét khối (m3), dùng để đo khối lượng hàng hóa trong vận chuyển hàng không, đường biển, đường bộ…khi được đóng vào xe container (xe công-ten-nơ) hay khoang máy bay. CBM là một thuật ngữ vô cùng phổ biến đối với lĩnh vực thương mại quốc tế.

Thông thường, trọng lượng hàng sẽ được nhà vận chuyển quy đổi từ kg sang CBM dựa theo độ nặng nhẹ nhằm đơn giản hóa quy cách tính toán, cũng như dễ dàng tính xem số lượng hàng một container hay một chuyến bay/chuyến tàu/xe container có thể chứa là bao nhiêu.

  • Vai trò của CBM là gì?

Đối với ngành xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển và đường hàng không hoặc một số phương thức khác thì CBM đóng vai trò vô cùng thiết yếu. Dựa vào đơn vị này ta sẽ ứng tính khối lượng hàng hóa cần và có thể vận chuyển trong một lần vận chuyển là bao nhiêu.

Không chỉ vậy, CBM còn giúp ta đo lường và sắp xếp vị trí hàng tùy theo phân loại hàng để có thể vận chuyển được nhiều hàng hóa nhất và tốn ít thời gian nhất. Từ đó tính cước phí phù hợp với khối lượng hàng được bàn giao, nhằm tránh thất thoát hay giảm lợi nhuận đồng thời tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

  • Cách tính CBM tiêu chuẩn
  • Công thức tính CBM tiêu chuẩn như sau:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng kiện hàng

Tỷ lệ quy đổi từ kg sang CBM: Các phương thức vận chuyển khác nhau sẽ có cách quy đổi CBM sang kg khác nhau, có ba phương thức chính thông dụng nhất mà CBM được áp dụng để tính, đó chính là:

  • Đường hàng không: 1 CBM = 167 Kg
  • Đường bộ: 1 CBM = 333 kg
  • Đường biển thì 1 CBM = 1000 kg
  • Cách tính CBM cụ thể cho từng phương thức như sau:
  • Tính CBM đường hàng không (hàng air)

Để xác định được trọng lượng tính cước trong lô hàng air, trước hết bạn phải tính trọng lượng thể tích khối hàng.

Bước 1: Tính trọng lượng tổng (gross weight) của hàng hóa: Để so sánh với trọng lượng thể tích tính toán, phải biết trọng lượng tổng của hàng.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá: Để tính được trọng lượng thể tích, nên tính thể tích hàng hoá bằng mét khối.

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá: nhân thể tích hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích.

Trong đó, hằng số quy ước trọng lượng thể tích là:

Trọng lượng thể tích (Volumetric weight) = Tổng thể tích của hàng hóa x Hằng số trọng lượng thể tích

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của lô hàng hóa: So sánh trọng lượng tổng (grosss weight) của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá (volumetric weight) và chọn giá trị lớn hơn.

·       Tính CBM đường biển (hàng sea)

Để tính được CBM hàng sea, ta cũng sẽ làm các bước tương tự như trên nhưng sẽ khác biệt ở một chỗ: hằng số trọng lượng tính cước của hàng sea khác với hàng air

Ta sẽ lấy hằng số trọng lượng tính cước (volumetric weight constant) bằng 1000 kgs /m3, khi tính toán trọng lượng tính cước trong hàng biển.

Bước 1: Tính toán trọng lượng tổng của hàng hoá

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng

  • Nhân thể tích của lô hàng với hằng số trọng lượng thể tích sẽ ra kết quả trọng lượng thể tích của lô hàng

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của hàng hóa: so sánh tổng trọng lượng tổng của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá sau đó chọn cái lớn hơn. Đây sẽ là trọng lượng tính cước cho lô hàng bạn cần.

·       Tính CBM đường bộ (hàng road)

Với lô hàng đường bộ sẽ có điểm khác hàng air và sea ở hằng số trọng lượng thể tích là 333 kgs /m3.

Ta chỉ cần tính trọng lượng thể tích (volumetric weight) của lô hàng như trên sau đó so sánh giữa trọng lượng tổng (gross weight) và trọng lượng thể tích (volumetric weight), chọn giá trị lớn hơn cũng chính là trọng lượng được tính cước của lô hàng.

Ngoài những phương thức phổ biến như trên thì CBM còn được tính theo nhiều cách khác nữa sau đây:

·              Tính CBM hàng container

Kích thước Container là cố định và có quy định sẵn. Đôi khi, do thể tích hàng không đúng nên không thể tận dụng hết không gian Container dẫn đến việc vận chuyển không hiệu quả và điều này sẽ gây lãng phí tiền bạc và thời gian cho khách hàng.

Tính số lượng kiện hàng hoá trên Container được áp dụng theo công thức dưới đây:
Số lượng (cont 20′) = 28/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40′) = 60/thể tích kiện(m3)

Số lượng (cont 40 cao) = 68/thể tích kiện(m3)

·              Tính CBM với hàng LCL

Hàng LCL (Less than Container Loading) là hàng xếp không đủ một Container hay còn được gọi là hàng lẻ hay hàng ghép thì có công thức tính như sau:

CBM = (chiều dài x chiều rộng x chiều cao) x số lượng

Nếu 1 tấn >= 3CBM => đây là hàng nhẹ sẽ được áp dụng bảng giá CBM
Nếu 1 tấn < 3 CBM => đây là hàng nặng sẽ được áp dụng bảng giá KGS

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã có được cái nhìn rõ ràng hơn về CBM, hiểu được CBM là gì cũng như cách tính CBM tiêu chuẩn quốc tế như thế nào để áp dụng vào thực tế.