Xu hướng tuyển dụng ngành dệt may trong tương lai

Ngành dệt may từ lâu đã là một ngành kinh tế chủ lực, chiếm phần lớn số lượng việc làm, có doanh thu cao tại Việt Nam và thuộc top 5 trên thế giới. Trước những tích cực mà ngành mang lại cho sự phát triển kinh tế nước nhà, Việt Nam đang đặt mục tiêu trong vòng 5 năm đến 10 năm tới sẽ xây dựng ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn, hướng đến xuất khẩu ra các thị trường quốc tế, tạo nhiều việc làm cho xã hội và hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu này, ngành Dệt may Việt Nam đã và đang có những bước chuyển mình đáng kể và một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đưa ngành dệt may phát triển và hội nhập đó là nguồn nhân lực cần phải có chuyên môn cao.

Tuy nhiên, qua khảo khát thấy một thực trạng đáng lo ngại là chất lượng nguồn lao động của ngành chưa cao. Cụ thể là, phần lớn lao động ngành may là lao động di chuyển từ tỉnh, Thành Phố khác đến, tình trạng dịch chuyển lao động diễn ra thường xuyên, số lao động nữ chiếm đa số. Hơn nữa, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm rất ít, chủ yếu các ban muốn tìm việc làm tự học thông qua các cơ sở xí nghiệp.

Hiện tại nhân lực ngành dệt may Việt Nam đang thiếu trầm trọng các vị trí cần tuyển dụng như chuyền trưởng, chuyên viên thiết kế, nhân viên may mẫu… nghề nghiệp đang thu hút nhà tuyển dụng đó là công nghệ sợi – dệt, thiết kế thời trang…

Bên cạnh đó, xu hướng tuyển dụng lao động ngành dệt may trong những năm tiếp theo sẽ phát triển theo hướng gia tăng chất lượng, trình độ chuyên môn và tay nghề cao, hạn chế về số lượng. Trong đó nhu cầu về đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên và nhà thiết kế sẽ gia tăng.

Dệt may và thời trang là nghề nghiệp không thể thiếu trong xã hội hiện đại và hội nhập, những yêu cầu và sự phát triển của ngành sẽ tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội. Việc theo đuổi ngành này là một hướng đi đúng đắn, mang lại thu nhập ổn và không lo nhiều về vấn đề tìm việc làm trong lương lai. Đây là nghề nghiệp lý tưởng cho những người có đam mê và năng khiếu trong lĩnh vực thời trang và may mặc. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tiến xa hơn, có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn thì việc trang bị cho bản thân những kiến thức chuyên ngành bài bản, thường xuyên củng cố những kiến thức mới, tích lũy những kinh nghiệm và rèn luyện kỹ năng mềm là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài những nỗ lực của người lao động, nhà nước và hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng cần đề ra những biện pháp cụ thể, có thể kể đến như:
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đầy đủ và hiện đại hơn, xây dựng hệ thống đào tạo chuyên ngành Dệt may ngày một chất lượng và bắt kịp xu hướng thời trang quốc tế.

+ Chương trình đào tạo cần kết hợp giữ lý thuyết và thực tiễn, không những đào tạo tốt về chuyên môn mà còn kỹ năng mềm, phong cách làm việc chuyên nghiệp…

+ Các doanh nghiệp nên chủ động hợp tác cùng với nhà trường trong việc đào tạo và lựa chọn nhân lực cho chính công ty mình.

+ Xây dựng mối quan hệ lao động thân thiện và tiến bộ trong Doanh nghiệp. Nhà tuyển dụng cần chú ý đảm bảo quyền và lợi ích với đội ngũ nhân lực, qua đó sẽ hạn chế tình trạng nhảy việc, bỏ việc và kích thích sự sáng tạo và cống hiến của đội ngũ lao động.

Trên đây là một só chia sẻ về xu hướng tuyển dụng nhân sự ngành dệt may trong những năm tới. Còn nhiều thông tin bổ ích khác tuyển dụng và việc làm ngành dệt may Việt Nam được đăng tải nhiều trên các trang tìm việc làm.

Hiện tại Việt Nam có một số cơ sở đào tạo uy tín cho bạn lựa chọn đó là: Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ Dệt may thời trang Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ Dệt may thời trang TP.HCM.